4 Kinh nghiệm vay thế chấp mua nhà hiệu quả cho freelancer

kinh nghiem mua nha freelaner 1

Vay thế chấp ngân hàng để mua nhà là một bài toán không dễ với những người làm công việc tự do, hay còn có tên gọi phổ biến là freelancer. Bởi vì, họ không có hợp đồng lao động chính thức và bảng lương cố định để chứng minh thu nhập với ngân hàng. Song song với đó, công việc và mức thu nhập không ổn định hàng tháng có thể khiến các freelancer cảm thấy áp lực khi chi trả khoản tiền gốc và lãi suất hàng tháng.

Nếu bạn là một freelancer mơ ước sở hữu một căn nhà cho bản thân và đang tìm hiểu về vay thế chấp mua nhà, đây là 4 kinh nghiệm hữu ích dành cho bạn.

1. Hình thức chứng minh thu nhập thay thế cho bảng lương

Lựa chọn gói vay thế chấp của ngân hàng là giải pháp tài chính giúp các freelancer rút ngắn thời gian để tìm được một tổ ấm cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, để vay ngân hàng, bạn cần chứng minh thu nhập để chứng minh có đủ khả năng tài chính để hoàn trả các khoản vay và lãi suất cho ngân hàng.

Nếu không có bảng lương để vay thế chấp mua nhà, bạn có thể chứng minh thu nhập theo 3 hình thức sau:

  • Chứng minh thu nhập dựa vào Giấy chứng nhận sở hữu tài sản như bất động sản, sổ tiết kiệm, trái phiếu, cổ phiếu…
  • Chứng minh thu nhập từ việc cho thuê tài sản như cho thuê nhà, cho thuê trọ, cho thuê xe…
  • Chứng minh thu nhập từ các hoạt động kinh doanh thông qua Giấy xác nhận thu nhập từ kinh doanh, báo cáo tài chính, kê khai thuế…

2. Mua nhà dự án liên kết giữa ngân hàng và Chủ đầu tư

Vay mua nhà dự án của các chủ đầu tư hợp tác với các ngân hàng thường có nhiều ưu đãi và quyền lợi cho người mua, tiêu biểu như:

  • Lãi suất vay ưu đãi
  • Hạn mức cho vay cao và thời hạn trả nợ dài
  • Chủ đầu tư hỗ trợ trả lãi vay và phí trả nợ trước hạn cho ngân hàng
  • Thủ tục vay đơn giản và giải ngân nhanh gọn

Vì vậy, đây là một lựa chọn đáng cân nhắc cho các bạn freelancer để nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chủ đầu tư và ngân hàng, giảm bớt áp lực tài chính trong quá trình vay.

kinh nghiem mua nha freelaner 1

Vay mua nhà dự án là giải pháp linh hoạt cho các freelancer muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình.

3. Xây dựng nhiều nguồn thu nhập

Với đặc thù công việc tự do (có thể theo thời vụ), không gắn kết cố định với một tổ chức nên nguồn thu nhập của freelancer không ổn định. Do đó, khi gặp các vấn đề liên quan đến thu nhập (thất nghiệp) hoặc sức khỏe (ốm đau, bệnh tật), bạn có thể gặp tình trạng khủng hoảng tài chính và mất đi khả năng trả nợ. Vì vậy, bạn nên xây dựng cho bản thân mình từ 3 – 4 nguồn thu nhập.

Nếu xây dựng nhiều nguồn thu nhập, bạn sẽ không bị phụ thuộc vào một nguồn thu nhất định. Điều này giúp bạn giảm bớt áp lực tài chính và vẫn đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn khi có vấn đề phát sinh.

Bên cạnh nguồn thu từ công việc chính, bạn có thể xây dựng thêm các nguồn thu nhập khác bằng cách làm nhiều công việc, đầu tư, kinh doanh…

4. Lập kế hoạch tài chính chi tiết

Để kiểm soát tốt nguồn thu và chi của bản thân, bạn nên lập kế hoạch tài chính chi tiết. Dưới đây là 3 bước đơn giản để lập một bản kế hoạch tài chính mà bạn có thể tham khảo:

1 – Bước 1: Đặt ra mục tiêu và thời hạn

Mục tiêu cần đáp ứng 2 yếu tố là “thử thách” và “có khả năng đạt được”. Điều này sẽ giúp bạn có động lực để hoàn thành kế hoạch.

Thời hạn bảng kế hoạch tài chính có thể chia theo mốc 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 3 năm…

2 – Bước 2: Đánh giá tình hình tài chính

Để lập kế hoạch tài chính thì bạn cần nắm rõ nguồn tài chính của bản thân bằng cách ước lượng thu nhập trong năm của mình.

3 – Bước 3: Phân bổ ngân sách

Bạn nên chia nguồn tài chính của mình thành 4 nhóm:

  • Chi phí cố định hàng tháng như tiền nhà, tiền ăn, tiền điện nước, tiền xăng xe…
  • Chi tiêu tự do cho mục đích giải trí như đi cà phê, mua sắm, du lịch…
  • Chi trả các khoản vay nợ
  • Khoản tiết kiệm được dùng làm quỹ dự phòng, chỉ sử dụng cho các trường hợp phát sinh, khẩn cấp.

4 – Bước 4: Đánh giá và điều chỉnh

Để kiểm soát các khoản chi, bạn cần ghi chép lại lịch sử chi tiêu hàng tháng. Sau đó, bạn hãy đánh giá sự chênh lệch giữa chi tiêu thực tế và dự kiến để điều chỉnh lại các khoản chi (có thể loại bỏ các khoản chi không thực sự cần thiết).

kinh nghiem mua nha freelaner 2

Lập kế hoạch tài chính sẽ giúp khách hàng kiểm soát thu chi hiệu quả.

Hy vọng rằng với 4 kinh nghiệm được chia sẻ trong bài, bạn – người yêu công việc freelance của mình, có thể vững tin, cố gắng để đạt được ước mong về một nơi an cư cho bản thân và gia đình mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bắc: 0904.593.889
Hiếu: 094.654.2929
Duy: 0948.061.333