Công tắc hành trình ( công tắc giới hạn hành trình ) là dạng công tắc dùng để giới hạn hành trình của một hoặc nhiều bộ phận chuyển động. Nó có cấu tạo như công tắc điện bình thường nhưng điểm khác biệt có thêm cần tác động để cho các bộ phận chuyển động tác động vào làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm bên trong nó. Công tắc này là loại không duy trì trạng thái, khi không còn tác động sẽ trở về vị trí ban đầu. Công tắc hành trình có tác dụng đóng cắt mạch dùng ở lưới điện hạ áp Nó có công dụng giống như nút ấn động tác ấn bằng tay được thay thế bằng động tác va chạm của các bộ phận cơ khí, làm cho quá trình chuyển động cơ khí thành tín hiệu điện năng.
Ưu điểm của công tắc hành trình.
Với ưu điểm dễ sử dụng; độ chính xác cao và mang lại sự tiện lợi cao nên công tắc được sử dụng rất nhiều :
- Có thể sử dụng hầu hết trong các ứng dụng công nghiệp
- Đáp ứng tốt các điều kiện cần đến độ chính xác và có tính lặp lại
- Tiêu thụ ít năng lượng điện
- Có thể điều khiển nhiều tải
Nhược điểm của công tắc hành trình
- Hạn chế đối với những thiết bị có tốc độ chuyển động tương đối thấp
- Do phải tiếp xúc nên làm các bộ phận cơ khí nhanh bị mòn
- Phải tiếp xúc trực tiếp với thiết bị
Ứng dụng của công tắc hành trình
- Phát hiện sự tiếp xúc của đối tượng
- Ngắt mạch khi gặp sự cố
- phát hiện tốc độ
- Đếm
- Phát hiện phạm vi di chuyển
- Phát hiện vị trí và giới hạn chuyển động

- Bộ phận nhận truyền động:Là một bộ phận quan trọng nhất của thiết bị hành trình, thứ làm nên sự khác biệt giữa chúng và các loại công tắc khác. Chúng được gắn trên đầu của công tắc có nhiệm vụ nhận tác động từ các bộ phận chuyển động để tác động kích hoạt công tắc.
- Thân công tắc: Phần thân giúp chịu va đập với bên ngoài, bảo vệ các mạch điện bên trong khỏi các tác nhân tác động vật lý.
- Chân kết nối: đây được xem là phần tín hiệu ngõ ra cho công tắc vì nó có nhiệm vụ truyền tín hiệu đến các thiết bị khác khi bị tác động bởi bộ phận truyền động.
Nguyên lý hoạt động
Thông thường một công tắc sẽ có các bộ phận hoạt động như sau: cần tác động, chân COM, chân thường đóng (NC) và chân thường hở (NO). Ở trạng thái bình thường không có sự tác động đến bộ phận truyền động của công tắc thì tiếp điểm giữa chân COM và chân NC sẽ được đấu với nhau. Nhưng nếu khi có sự tác động vào bộ phận truyền động sẽ làm cho chân COM chân NC tách ra sau đó . Chân COM sẽ tác động vào chân NO. Tiếp theo đó sẽ kích hoạt trạng thái hoạt động và điều khiển tín hiệu ngõ ra của công tắc.
Thông số của công tắc giới hạn hành trình :
- Tải định mức: 125-250DC, 115AC/DC, 10-24AC/DC
- Độ bền: Độ bền tối đa 1000m/s2, Trong trường hợp có sự cố: tối đa 300m/s2
- Kiểu tiếp điểm: NC, NO
- Kiểu tác động: Con lăn
- Điện trở cách điện: 100 MΩ (Ở điện áp 500VDC)
- Tốc độ hoạt động: 1mm/s đến 1m/s
- Tần số hoạt động: Cơ 15.000.000 lần/phút, điện: 750,000 lần/phút
- Kiểu đấu nối: Kết nối trực tiếp có dây, Đấu nối có dây (dây cáp 0.3m gắn liền)
- Cấp bảo vệ: IEC IP67, IP65
Phân loại :