So sánh thiết kế cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi

cầu trục dầm đôi 5 tấn nhà xưởng

Không phải ngẫu nhiên mà cầu trục lại có 2 thiết kế cơ bản là cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi. Mỗi loại thiết kế cầu trục đều có điểm mạnh điểm yếu riêng liên quan tới cả kỹ thuật, giá cả và độ an toàn. Cung tổng kho cầu trục tham khảo bài viết dưới đây.

Cầu trục dầm đơn:

Trên cầu trục dầm đơn, cầu bao gồm một dầm chính gác 2 phía dầm biên. Thông thường palang được treo và di chuyển dưới cánh của dầm.

Cầu trục dầm đơn thường có dầm chính làm bằng thép hộp chữ i gác trên 2 dầm biên. Palang dầm đơn thiết kế treo phía dưới cầu trục trên thép hộp đơn chữ i nên không thể nâng tải trọng lớn hơn 15 tấn. Nếu nặng hơn sẽ khiến dầm đơn cầu trục biến dạng mỏi trên cả dầm ray bánh ce con.

Nhiều khách hàng nghĩ rằng cầu trục dầm đơn là chúng không bền hoặc chất lượng cao bằng cầu trục dầm đôi. Cầu trục dầm đơn khi thiết kế hợp lý vừa là giải pháp tiết kiệm chi phí cho cầu trục tải trọng nhẹ và trung bình.

Cầu trục dầm đơn có thể đáp ứng hoàn toàn đủ yêu cầu về độ bền và độ an toàn nếu được thiết kế đúng kỹ thuật.

nghiệm thu thi công cầu trục dầm đơn

Ưu nhược điểm cầu trục dầm đơn

Ưu điểm của cầu trục dầm đơn là giá rẻ, dễ lắp đặt hơn vì ít vật tư hơn. Việc cân chỉnh thiết bị trên cầu trục 1 dầm cũng đơn giản hơn. Vận chuyển thiết bị cầu trục dầm đơn cũng dễ dàng gọn nhẹ hơn so với cầu trục dầm đôi.

Tối ưu được chiều cao nhà xưởng khi pa lăng đặt ở dưới cầu trục

Do giảm được khối lượng dầm mà hệ thống dầm biên, ray cầu trục làm cũng đơn giản hơn, chịu ít tải trọng hơn.

Nhược điểm hệ thống cầu trục dầm đơn là không thể sử dụng vượt quá 1 số thông số như tải trọng, nhịp và chiều cao móc cẩu. Cần trục dầm đôi là thiết bị nâng hạ phù hợp cho tải trọng trên 15 tấn và khẩu độ cầu trục trên 20 mét.

Lưu ý:  cầu trục dầm đơn trên 15 tấn sẽ phải dùng dầm chính kết cấu đặc biệt nếu không sẽ có thể gây võng trục, rung lắc trục và dầm biên.

Vì chỉ có 1 dầm nên hầu như cầu trục dầm đơn không được lắp cabin vận hành.

Cầu trục dầm đơn chi phí tiết kiệm hơn tới 20% so với cầu trục dầm đôi

Cầu trục dầm đôi:

Cầu trục dầm đôi có 2 dầm căn chỉnh song song để cho pa lăng và xe con chạy trên dầm.  Vì palang và xe con chạy phía trên nên chiều cao nâng của vật nặng móc cẩu tăng thêm 1 tới 2 mét.

Cầu trục dầm đôi thường chạy trên trục để tối đa tải trọng palang tỳ phía trên 2 dầm. Lắp đặt palang bên trên dầm cũng dễ dàng hơn so với việc lắp đặt bên dưới.

Đối với những tải trọng lớn trên 15 tấn và khẩu độ trên 25 mét, cầu trục dầm đôi là sự lựa chọn duy nhất. Không thể có xe nâng, xe cẩu hay loại cầu trục nào khác có thể đáp ứng. Vì cầu trục có 2 dầm và các hệ thống bánh xe chạy song song nên thi công phức tạp hơn, giá cao hơn khi so với cầu trục dầm đơn. Vì cầu trục có tải trọng lớn nên hầu như các linh kiện như motor, palang đều nhập khẩu từ nhật bản và đức nên chi phí cao hơn.

cầu trục dầm đôi 5 tấn nhà xưởng

Ưu nhược điểm cầu trục dầm đôi

Vì chịu tải nặng và kết cấu dầm nặng hơn nên việc thi công cầu trục dầm đôi còn cần xét đến yếu tố kết cấu nhà xưởng để lắp đặt. Nếu nhà xưởng cũ thì đôi khi khách hàng cần gia cố thêm cột và giằng kim loại nên tốn kém hơn.

Đối với các loại nhà xưởng có chiều cao thấp. Việc lắp cầu trục dầm đôi hạn chế chiều cao nâng hạ vì pa lăng và xe con nằm trên dầm.

Vì diện tích 2 dầm khá lớn nên cầu trục dầm đôi có thể lắp thêm hệ thống chiếu sáng, sàn thao tác.

Thiết kế và thi công 2 loại cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi là điểm mạnh của tổng kho cầu trục.

Quý khách xem hàng trăm mẫu cầu trục mà chúng tôi đã thi công cho các doanh nghiệp tại: https://tongkhocautruc.com/

Bắc: 0904.593.889
Hiếu: 094.654.2929
Duy: 0948.061.333